Tìm hiểu sự khác nhau giữa màn hình tương tác và bảng tương tác (phần 1)?

Giáo dục ngày càng trở nên hiện đại với việc áp dụng các công nghệ 4.0 vào việc dạy học. Các thiết bị giảng dạy ngày nay cũng đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giờ đây bảng đen phấn trắng đã không còn được dử dụng nữa, thay vào đó là bảng tương tác, màn hình tương tác, khung tương tác.

Điều này giúp các thầy cô dễ dàng tạo ra các bài giảng thu hút học sinh hơn, còn học sinh thì cũng hứng thú hơn với các giờ học trên lớp.

Tuy nhiên, có nhiều thầy cô vẫn chưa được rõ những sự giống và khác nhau giữa bảng tương tác và màn hình tương tác.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra những so sánh giữa hai thiết bị này để thầy cô được rõ hơn, qua đó có thể lựa chọn được thiết bị dạy học phù hợp cho lớp học của mình.

Về sự giống nhau

Màn hình tương tác và bảng tương tác đều là các thiết bị cộng nghệ sử dụng để dạy học, đều sử dụng công nghệ cảm ứng trên bề mặt thiết bị để trình chiếu và tương tác bài giảng một các dễ dàng.

Người dùng bút cảm ứng chuyên dụng để chấm chạm vào các nội dung bài giảng.

Màn hình tương tác và bảng tương tác đều có da dạng kích thước phù hợp với nhiều không gian lớp học khác nhau.

Cả hai đều sử dụng những phần mềm chuyên biệt cho từng loại, thông qua phần mềm này người dùng các thể viết vẽ trình chiếu các nội dung bài giảng và tương tác với chúng.

Về sự khác nhau

1. Cấu tạo và lắp đặt:

Bảng tương tác được cấu tạo bởi bảng tương tác, máy tính, máy chiếu, loa và phụ kiện kết nối. Lắp đặt khá cồng kềnh và làm không gian phòng khá bừa bộn.

Màn hình tương tác là một thiết bị “tất cả trong một” được tích hợp bao gồm máy tính, màn hìn, loa, không cần máy chiếu. Lắp đặt rất đơn giản và gọn gang, làm không gian phòng thêm hiện đại, sang trọng.

2. Công nghệ cảm ứng

Bảng tương tác: Ban đầu bạn phải cố định điểm cảm ứng, vì một lý do nào đó mà máy chiếu hoặc bảng bị rung chuyển sẽ dẫn đến vị trí cảm ứng bị sai lệch bạn sẽ phải định vị lại chúng. Điều này gây ra nhiều bất tiện, mất thời gian trong giờ học.

Màn hình tương tác: Không cần cài đặt điểm cảm ứng, chỉ cần cắm điện vào là sử dụng cảm ứng được luôn, cảm ứng cho độ chính xác gần như tuyệt đối, không sai lệch, không có độ trễ, mượt mà, nhạy.

3. Số lượng điểm chạm

Bảng tương tác: Thông thường từ 3-5 điểm chạm cùng lúc, có nhiều thiết bị mới nhất lên tới 10 điểm chạm.

Màn hình tương tác: Thông thường từ 10 điểm chạm trở lên, nhiều thiết bị như màn hình tương tác PKLNS, Gaoke lên tới 24 điểm chạm.

4. Chất lượng hình ảnh:

Bảng tương tác: Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào máy chiếu và bảng tương tác cũng như điều kiện ánh sáng môi trường xung quanh. Chất lượng sẽ giảm dần theo thời gian do tuổi thọ của máy chiếu giảm dần. Trong khi dùng hay có bóng của người nên gây ra nhiều bất tiện.

Màn hình tương tác: Luôn cho hình ảnh sống động, chân thực, nhiều loại màn hình tương tác cho chất lượng lên tới 4K như PKLNS, Gaoke. Chất lượng hình ảnh không bị giảm theo gian sử dụng. Không bị bóng người.

Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những điểm khác nhau cơ bản giữa màn hình tương tác và bảng tương tác để các bạn có thể so sánh. Mời các bạn tiếp tục theo dõi phần 2.