2021 là năm khởi đầu của một thập kỷ mới – thập kỷ của công nghệ cảm ứng.
Trong giáo dục, việc ứng dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào giảng dạy là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cả nhà trường, các trung tâm, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Đây cũng chính là lý do có rất nhiều giải pháp dạy học thông minh được đưa ra, mỗi giải pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu về sự khác nhau này qua bài viết dưới đây.
Màn hình tương tác thông minh
Màn hình tương tác là thiết bị All in one, có thiết kế giống một chiếc tivi, tích hợp tính năng của máy chiếu và bảng tương tác, thay thế hoàn toàn máy chiếu.
Màn hình cảm ứng dạy học thông minh cho phép cảm ứng, chấm chạm trực tiếp trên bề mặt màn hình bằng tay mà không cần dùng đến chuột hay bàn phím máy tính.
Màn hình tương tác được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như giảng dạy, hội họp, thuyết trình, với nhiều tính năng hỗ trợ người dùng làm việc hiệu quả.
Ưu điểm:
– Tích hợp 5 thiết bị trong một chiếc màn hình thông minh: bảng tương tác, máy chiếu, máy tính, loa, wifi
– Tiết kiệm diện tích, không gian phòng học, hạn chế những kết nối rườm rà
– Công nghệ hiện đại, độ phân giải 4K cho phép làm việc hiệu quả và chất lượng cao nhất.
– Chống lóa, chống đổ bóng gây khó chịu cho người xem.
– Tuổi thọ dài (Gấp 3- lần máy chiếu)
Nhược điểm:
– Chi phí đầu tư cao nhất trong tất cả các giải pháp.
– Kích thước không đa dạng như với máy chiếu hay bảng tương tác.
Bảng tương tác thông minh
Bảng tương tác là thiết bị có thiết kế và kích thước như một chiếc bảng trắng thông thường, tuy nhiên nó có thể cảm ứng chấm chạm trực tiếp trên bề mặt mà không cần dùng đến phấn trắng hay giẻ lau.
Để có thể sử dụng bảng tương tác, người dùng phải kết nối với máy tính có cài đặt sẵn driver và máy chiếu. Hình ảnh được chiếu lên cho phép bạn ghi chú, chỉnh sửa theo sự sáng tạo của mình.
Bảng tương tác có các phần mềm hỗ trợ đi kèm giúp soạn thảo giáo án, giảng dạy thông minh hơn.
Ưu điểm:
– Chi phí trung bình, dễ đầu tư hơn.
– Kích thước bảng lớn, phù hợp với cả lớp học đông học sinh
– Bảng tương tác thông minh giống với thiết kế của chiếc bảng trắng, gần gũi với giáo viên hơn.
– Tuổi thọ của bảng dài hơn máy chiếu hay khung tương tác.
Nhược điểm
– Khi sử dụng bảng cần cài đặt driver
– Bảng tương tác bị đổ bóng người dùng khi đứng trước máy chiếu, gây khó chịu cho người xem.
– Thường ít tính năng hơn màn hình tương tác
– Khi sử dụng cần kết nối với máy chiếu và máy tính, thu hẹp không gian, diện tích phòng học.
Khung tương tác thông minh
Khung tương tác là thiết bị được gắn trực tiếp lên tivi biến tivi thường thành smart tivi, cho phép cảm ứng, chấm chạm bằng tay hoặc bút mà không cần dùng đến chuột hay bàn phím.
Việc sử dụng LED hồng ngoại xung quanh khu vực hiển thị, tạo thành một lớp ánh sáng hồng ngoại phía trước của màn hình hiển thị, giúp quét tia hồng ngoại để phát hiện các vị trí người dùng chạm vào.
Ưu điểm:
– Sử dụng công nghệ cảm ứng hồng ngoại, gắn trực tiếp lên tivi và sử dụng mà không cần cài đặt driver.
– So với Màn hình tương tác và bảng tương tác thì giải pháp về khung tương tác có chi phí thấp nhất
– Dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
– Thừa hưởng những ưu điểm của tivi có sẵn như màu sắc, độ phân giải.
Nhược điểm:
– Cần có sẵn tivi
– Giới hạn theo kích thước tivi
– Dễ chịu tác động của bên ngoài, khi có va chạm hoặc rung động nhẹ sẽ làm lệch điểm cảm ứng của khung trên tivi, người dùng sẽ phải định vị lại mới có thể tiếp tục sử dụng.
Máy chiếu vật thể
Khác với máy chiếu thường, máy chiếu vật thể có thể chiếu lên bất kỳ mặt phẳng nào, cho phép người dùng chấm chạm cảm ứng trên bề mặt đó mà không phụ thuộc vào chuột hay bàn phím máy tính.
Máy chiếu tương tác sẽ có máy chiếu xa, máy chiếu gần và máy chiếu siêu gần giúp loại bỏ hiện tượng bóng mờ khi trình chiếu.
Ưu điểm:
– Có tính năng như bảng tương tác thông minh.
– Dễ dàng di chuyển
– Có thể chiếu ra hình ảnh với kích thước lớn
Nhược điểm:
– Chi phí cao hơn so với bảng tương tác và khung tương tác.
– Khi sử dụng bắt buộc dùng với bút cảm ứng hoặc bộ thiết bị cảm ứng hồng ngoại.
– Bề mặt chiếu ra yêu cầu phải phẳng, mịn